William Shakespeare
Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại người Anh
Sleep…balm of hurt minds…chief nourisher in life’s
– Giấc ngủ…xoa dịu những tâm trí bị tổn thương…nguồn nuôi dưỡng chính trong bữa tiệc cuộc đời.
Sức khỏe tinh thần (Mental Health) gồm những tâm tư tình cảm, tâm lý và phúc lợi xã hội có ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Trạng thái tinh thần tốt giúp con người nhận thức được năng lực của bản thân và đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng và kinh tế xã hội.[1, 2]
Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác qua lại với nhau.
Bài viết sau đây giúp bạn đọc hiểu thêm về mối liên hệ này, từ đó khuyến khích mọi người quan tâm đến việc xây dựng một lối sống lành mạnh hơn cho sức khỏe tinh thần, bao gồm cả một giấc ngủ ngon.
Hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng giấc ngủ không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Ngủ kém hoặc không đủ giấc gây tác động tiêu cực đến cả hai.[3]
Tác động của giấc ngủ đến tâm trạng, cảm xúc và khả năng điều tiết cảm xúc
Hầu hết chúng ta đều có thể dễ dàng cảm nhận được những ảnh hưởng của giấc ngủ đến trạng thái tinh thần của mình: cảm giác sảng khoái, tươi tỉnh khi thức dậy từ một giấc ngủ ngon và cảm giác mệt mỏi, khó chịu sau một đêm thiếu ngủ. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã phần nào chứng minh được điều này.
Bạn cũng cần biết rằng, các thuật ngữ cảm xúc và tâm trạng thường được sử dụng thay thế cho nhau trong cuộc trò chuyện hàng ngày. Nhưng trên thực tế, theo các nhà khoa học, chúng có sự khác biệt về mặt khái niệm:
Sau đây là báo cáo phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu riêng rẽ (Meta-analysis) cho thấy những ảnh hưởng của thiếu ngủ và những gián đoạn về giấc ngủ đến tâm trạng, cảm xúc và khả năng điều tiết cảm xúc:[5]
Có thể thấy, thiếu ngủ khiến cho các phản ứng cảm xúc bị khuyếch đại đối với các sự kiện tiêu cực và bị bóp méo đối với các sự kiện trung lập hoặc tích cực. Sau đây là một vài yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Chính vì vậy, giấc ngủ chất lượng là một sự đảm bảo cần thiết cho tính liên tục của các kết nối mạnh mẽ giữa vùng vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân cũng như sự toàn vẹn của những giấc mơ trong giấc ngủ REM, nhờ đó giúp cân bằng và cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng như tâm trạng của một cá nhân.
Tác động của giấc ngủ đến các chứng rối loạn tâm thần (Mental disorder)
Rối loạn tâm thần (hay bệnh tâm thần) ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng và hành vi của một người. Chúng có thể xảy ra một vài lần hoặc kéo dài và làm ảnh hưởng đến khả năng kết nối với người khác cũng như hoạt động hàng ngày của họ.[10]
Các nhà khoa học tin rằng ngủ kém, ngủ không đủ giấc và các chứng rối loạn tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)…có mối liên hệ mật thiết và tương tác qua lại hai chiều với nhau:[3, 9, 11][8, Ch. 7, tr. 211-220]
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các chứng rối loạn tâm thần đều do thiếu ngủ gây ra. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là sự gián đoạn giấc ngủ rất có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra hoặc duy trì nhiều chứng bệnh tâm thần. Do đó, hãy trân trọng giấc ngủ và xem việc cải thiện giấc ngủ như một biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những vấn đề về sức khỏe tâm thần.[14]
Dựa trên những trải nghiệm của cá nhân, không khó để nhận ra được những tác động của sức khỏe tinh thần lên giấc ngủ. Niềm vui mừng, sự lo lắng khi sắp lấy chồng, lấy vợ; nỗi buồn khi bị thất tình; những căng thẳng, áp lực khi bị deadline “dí”…ít nhiều đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Như đã đề cập, thiếu ngủ cũng có tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, nếu những ảnh hưởng này liên tục kéo dài, sức khỏe tinh thần của bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ do phải chịu sức ép đến từ hai phía.
Và khi xem xét mối quan hệ giữa một số các vấn đề cụ thể về sức khỏe tâm thần với giấc ngủ, các nhà khoa học dần nhận thấy được một cách rõ ràng hơn sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Không có vấn đề về tâm thần nào mà ở đó giấc ngủ diễn ra bình thường.[8, Ch. 7, tr. 211-220][13]
Rối loạn lo âu (Anxiety disorder)
Lo lắng là một phản ứng bình thường của cơ thể, nó có thể tiếp thêm năng lượng và giúp bạn tập trung đối phó với căng thẳng. Rối loạn lo âu là tình trạng mà ở đó những lo lắng của bạn không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Điều này dẫn đến những cản trở trong công việc hàng ngày và trong các mối quan hệ.[15, 16]
Các rối loạn có liên quan đến lo lắng, lo âu và các vấn đề về giấc ngủ thường tồn tại cùng nhau, tác động lẫn nhau trong một chu kỳ tiêu cực. Lo lắng và sợ hãi quá mức khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Những gián đoạn về giấc ngủ làm làm trầm trọng thêm tình trạng âu lo và có thể trở thành một nguồn lo lắng bổ sung.[11, 13, 17-19]
Trầm cảm (Depression)
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cách một người cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã và/hoặc mất hứng thú, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon…và có thể dẫn đến các hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.[20, 21]
Trầm cảm và các vấn đề về giấc ngủ có mối liên hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Trầm cảm có thể làm cho các vấn đề về giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn và giấc ngủ bị gián đoạn cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.[3, 11, 13, 19, 22]
Ví dụ, những người mắc chứng mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với những người có được giấc ngủ ngon.[23] Khoảng 75% người bị trầm cảm có triệu chứng mất ngủ và nhiều người bị trầm cảm phải chịu đựng những cơn buồn ngủ kéo dài qua mức vào ban ngày cũng như ban đêm.[24]
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)
Rối loạn lưỡng cực (còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm) là một loại bệnh tâm thần gây ra những thay đổi về tâm trạng một cách dữ dội, thất thường. Người bệnh có thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái hạnh phúc, tràn đầy năng lượng và minh mẫn sang trạng thái buồn bã, mệt mỏi và bối rối. Điều này khiến họ gặp phải nhiều cản trở trong công việc hàng ngày và trong các mối quan hệ.[25, 26]
Có đến khoảng 70% người mắc chứng rối loạn lưỡng cực gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.[27] Những thay đổi về giấc ngủ phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc, họ thường cảm thấy ít cần ngủ hơn trong giai đoạn hưng cảm nhưng có thể ngủ quá nhiều trong giai đoạn trầm cảm.[25]
Do có sự tồn tại của mối liên hệ hai chiều giữa giấc ngủ và chứng rối loạn lưỡng cực nên những rối loạn về giấc ngủ có thể tác động ngược trở lại khiến cho các triệu chứng của bệnh ngày một xấu đi.[28, 29] Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng cho thấy việc điều trị chứng mất ngủ có thể làm giảm đáng kể tác động của bệnh.[27, 30]
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nghiêm trọng đặc trưng bởi những suy nghĩ phi logic, những hành vi và lời nói kỳ quái, những hoang tưởng và ảo giác. Người bệnh có thể nghe thấy những giọng nói kỳ lạ hoặc nghĩ rằng những người khác đang cố gắng làm tổn thương họ.[31][32]
Một nghiên cứu ước tính rằng có từ 30 đến 80 phần trăm bệnh nhân tâm thần phân liệt bị rối loạn giấc ngủ[33]. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về giấc ngủ tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh và tỷ lệ nghịch với thời gian thuyên giảm.[34]Vì vậy, việc ổn định và cải thiện giấc ngủ có thể mang lại những lợi ích tiềm năng trong việc chữa trị bệnh.[33, 35-37]
Sa sút trí tuệ (Dementia)
Sa sút trí tuệ không phải là một loại bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng suy giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh nặng dần theo thời gian. Mặc dù bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhưng không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh này khi có tuổi. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, có thể chiếm từ 60-70 % trường hợp.[38][39]
Khoảng ¼ số người trưởng thành bị sa sút trí tuệ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.[40] Thiếu ngủ, những gián đoạn về giấc ngủ ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ khi về già.[41-43]
Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch các chất thải không mong muốn khỏi não, bao gồm Beta-amyloid (một loại protein) là yếu tố chính quyết định sự phát triển của bệnh Alzheimer.[8, Ch. 7, tr. 227-235][44, Ch. 5, pp. 61]
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về mối liên hệ chặt chẽ, tương tác qua lại nhiều mặt giữa giấc ngủ và sức khỏe tinh thần để từ đó thêm yêu và trân trọng giấc ngủ của mình.
Cải thiện giấc ngủ bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có việc áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ là điều cần thiết giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những rối loạn về sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, tình trạng giấc ngủ và sức khỏe là khác nhau giữa mỗi người. Đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia hoặc bác sỹ nếu bạn nhận thấy những vấn đề về giấc ngủ cũng như tinh thần của mình ngày một xấu đi.
Nguồn tham khảo
+ 44 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] World Health Organization. “Mental health”. Who.int. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-strengthening-our-response
[2] U.S. Department of Health & Human Services. “Mental health”. Mentalhealth.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.mentalhealth.gov/basics/what-is-mental-health
[3] Nathaniel F. Watson, M. Safwan Badr, Gregory Belenky, Donald L. Bliwise, Orfeu M. Buxton, Daniel Buysse, David F. Dinges, James Gangwisch, Michael A. Grandner, Clete Kushida, Raman K. Malhotra, Jennifer L. Martin, Sanjay R. Patel, Stuart F. Quan and Esra Tasali. 2015. Joint Consensus Statement of the American Academy of Sleep Medicine and Sleep Research Society on the Recommended Amount of Sleep for a Healthy Adult: Methodology and Discussion. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4513271/
[4] James J. Gross, “Emotion Regulation: Conceptual and Empirical Foundations” in Handbook of Emotion Regulation, Second Edition, James J. Gross, Ed. New York, NY, USA: The Guilford Press, 2014, pp. 3-20.
[5] Cara C Tomaso, Anna B Johnson and Timothy D Nelson. 2020. The effect of sleep deprivation and restriction on mood, emotion, and emotion regulation: three meta-analyses in one. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8193556/
[6] Ewa Domaradzka and Małgorzata Fajkowska. 2018. Cognitive Emotion Regulation Strategies in Anxiety and Depression Understood as Types of Personality. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6005992/
[7] Amelia Aldao, Susan Nolen-Hoeksema. 2012. The influence of context on the implementation of adaptive emotion regulation strategies. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22659159/
[8] M.Walker, Sao chúng ta lại ngủ. Hà Nội: NXB Lao Động, 2017.
[9] Marie Vandekerckhove and Yu-lin Wang. 2017. Emotion, emotion regulation and sleep: An intimate relationship. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7181893/
[10] MedlinePlus. “Mental Disorders”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://medlineplus.gov/mentaldisorders.html
[11] Columbia University Department of Psychiatry. “How Sleep Deprivation Impacts Mental Health”. Columbiapsychiatry.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.columbiapsychiatry.org/news/how-sleep-deprivation-affects-your-mental-health#:~:text=While%20insomnia%20can%20be%20a,anxiety%2C%20and%20even%20suicidal%20ideation.
[12] Amanda Blackwelder, Mikhail Hoskins, Larissa Huber. 2021. Effect of Inadequate Sleep on Frequent Mental Distress. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34138697/
[13] Alexander J. Scott, Thomas L. Webb, Marrissa Martyn-St James, Georgina Rowse and Scott Weichb. 2021. Improving sleep quality leads to better mental health: A meta-analysis of randomised controlled trials. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8651630/#bib102
[14] American Psychiatric Association. “What is Mental Illness?”. Psychiatry.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.psychiatry.org/patients-families/what-is-mental-illness
[15] MedlinePlus. “Anxiety”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://medlineplus.gov/anxiety.html
[16] American Psychiatric Association. “What are Anxiety Disorders?”. Psychiatry.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.psychiatry.org/patients-families/anxiety-disorders/what-are-anxiety-disorders
[17] Anne Richards, Jennifer C. Kanady and Thomas C. 2019. Sleep disturbance in PTSD and other anxiety-related disorders: an updated review of clinical features, physiological characteristics, and psychological and neurobiological mechanisms. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6879567/
[18] Harvard Health Publishing. “Tips for beating anxiety to get a better night’s sleep”. Health.harvard.edu. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/tips-for-beating-anxiety-to-get-a-better-nights-sleep
[19] Pasquale K. Alvaro, Rachel M. Roberts and Jodie K. Harris. 2013. A Systematic Review Assessing Bidirectionality between Sleep Disturbances, Anxiety, and Depression. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3669059/
[20] National Institute of Mental Health. “Depression”. Nimh.nih.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression
[21] American Psychiatric Association. “What Is Depression?”. Psychiatry.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.psychiatry.org/patients-families/depression/what-is-depression
[22] Peter L. Franzen and Daniel J. Buysse. 2008. Sleep disturbances and depression: risk relationships for subsequent depression and therapeutic implications. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3108260/
[23] Chiara Baglioni, Gemma Battagliese, Bernd Feige, Kai Spiegelhalder, Christoph Nissen, Ulrich Voderholzer, Caterina Lombardo, Dieter Riemann. 2011. Insomnia as a predictor of depression: a meta-analytic evaluation of longitudinal epidemiological studies. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21300408/
[24] David Nutt, Sue Wilson and Louise Paterson. 2008. Sleep disorders as core symptoms of depression. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3181883/
[25] MedlinePlus. “Bipolar Disorder”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://medlineplus.gov/bipolardisorder.html
[26] American Psychological Association. “Bipolar disorder”. apa.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.apa.org/topics/bipolar-disorder
[27] Allison G. Harvey, Adriane M. Soehner, Kate A. Kaplan, Kerrie Hein, Jason Lee, Jennifer Kanady, Sophia Rabe-Hesketh, Thomas C. Neylan, Descartes Li, Terence A. Ketter, and Daniel J. Buysse. 2015. Treating Insomnia Improves Mood State, Sleep, and Functioning in Bipolar Disorder: A Pilot Randomized Controlled Trial. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446240/
[28] Alexandra K Gold and Louisa G Sylvia. 2016. The role of sleep in bipolar disorder. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4935164/
[29] Allison G. Harvey, Lisa S. Talbot and Anda Gershon. 2009. Sleep Disturbance in Bipolar Disorder Across the Lifespan. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3321357/#:~:text=Sleep%20disturbance%20is%20a%20core,American%20Psychiatric%20Association%2C%202000).
[30] Allison G Harvey, Katherine A Kaplan, Adriane M Soehner. 2015. Interventions for Sleep Disturbance in Bipolar Disorder. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25750600/
[31] MedlinePlus. “Schizophrenia”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://medlineplus.gov/schizophrenia.html
[32] American Psychological Association. “Schizophrenia”. apa.org. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.apa.org/topics/schizophrenia
[33] Felicity Waite, Elissa Myers, Allison G. Harvey, Colin A. Espie, Helen Startup, Bryony Sheaves and Daniel Freeman. 2015. Treating Sleep Problems in Patients with Schizophrenia. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4855992/#:~:text=Sleep%20disturbance%20is%20a%20major,Vorontsova%20and%20Southgate%2C%202009).
[34] Yunus Hacimusalar, Ozgul Karaaslan, Emre Misir, Ozge Ceren Amuk and Goknur Hacimusalar. 2022. Sleep quality impairments in schizophrenia and bipolar affective disorder patients continue during periods of remission: a case-controlled study. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9153974/
[35] Rachel E Kaskie, Bianca Graziano and Fabio Ferrarelli. 2017. Schizophrenia and sleep disorders: links, risks, and management challenges. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5614792/
[36] Aman Dule, Gutema Ahmed, Worknesh Tessema, Matiwos Soboka. 2020. Sleep Quality in Schizophrenia. Journal of Mental Health and Clinical Psychology. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.mentalhealthjournal.org/articles/sleep-quality-in-schizophrenia.html#:~:text=People%20with%20schizophrenia%20have%20been,common%20in%20these%20subjects5.
[37] Fabio Ferrarelli. 2021. Sleep abnormalities in Schizophrenia (SCZ): state of the art and next steps. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8446088/
[38] Centers for Disease Control and Prevention. “About Dementia”. cdc.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.cdc.gov/aging/dementia/index.html#:~:text=Dementia%20is%20not%20a%20specific,a%20part%20of%20normal%20aging.
[39] World Health Organization. “Dementia”. Who.int. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia
[40] Karen M. Rose, Claire M. Fagin and Rebecca Lorenz. 2010. Sleep disturbances in dementia: What they are and what to do. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3062259/
[41] Adam P Spira, Lenis P Chen-Edinboro, Mark N Wu, Kristine Yaffe. 2014. Impact of sleep on the risk of cognitive decline and dementia. National Library of Medicine. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25188896/
[42] National Institutes of Health. “Lack of sleep in middle age may increase dementia risk”. Nih.gov. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/lack-sleep-middle-age-may-increase-dementia-risk
[43] Andrew E. Budson. 03/5/2021. Sleep well — and reduce your risk of dementia and death. Harvard Health Publishing. Truy cập vào 11/4/2023, từ https://www.health.harvard.edu/blog/sleep-well-and-reduce-your-risk-of-dementia-and-death-2021050322508
[44] A. Zadra and R. Stickgold, When Brains Dream: Exploring the Science and Mystery of Sleep, Kindle Edition. New York, NY, USA: W. W. Norton & Company, 2021.