Bệnh tiểu đường và giấc ngủ có mối liên hệ như thế nào?

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2021 toàn thế giới có 537 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ ở mức 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người vào năm 2045.[1]

Su gia tang benh tieu duong tren toan cau
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới và theo khu vực
Giai đoạn 2021-2045. Theo số liệu của IDF

Trong những năm gần đây, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng nhanh kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của xã hội. 

Bệnh tiểu đường và giấc ngủ có mối liên hệ phức tạp. Thiếu ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi đó nhiều người mắc bệnh tiểu đường có chất lượng giấc ngủ kém.

Bài viết sau đây cung cấp những bằng chứng khoa học có liên quan, giúp chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ này và thêm trân trọng giấc ngủ của mình.

So 1

Bệnh tiểu đường là gì?

Cơ thể bạn phân hủy hầu hết thực phẩm bạn ăn thành đường glucose (nguồn năng lượng chính của cơ thể) và giải phóng nó vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy của bạn sẽ tiết ra insulin. Insulin là một loại hormone giúp đưa glucose trong máu vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng.[2-4]

Hai loại bệnh tiểu đường thường gặp

Theo thời gian, nếu lượng đường trong máu tích tụ quá nhiều thì khả năng cao bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: giảm thị lực, bệnh tim, bệnh thận…Có 2 dạng bệnh tiểu đường/đái tháo đường (Diabetes) phổ biến:

  • Tiểu đường tuýp 1 (Type 1 diabetes): cơ thể bạn tạo ra rất ít hoặc không tạo ra insulin. 
  • Tiểu đường tuýp 2 (Type 2 diabetes): các tế bào trong cơ thể bạn sử dụng insulin không đúng cách, tuyến tụy có thể sản xuất insulin nhưng không đủ để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất.

Kháng insulin (Insulin Resistance) là gì? Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao kéo theo sự gia tăng sản sinh insulin của tuyến tụy. Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể bị giảm đáp ứng với tác dụng của hormone insulin và không thể dễ dàng hấp thụ glucose từ máu, đặc biệt là các tế bào ở mô cơ và mô mỡ – chúng trở nên kháng insulin.[5-7]

Tiền tiểu đường (Prediabetes) là gì? Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã có tình trạng kháng insulin và có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không được can thiệp và điều trị sớm.[2, 3, 5, 8]

So 2

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?

Tác động của thiếu ngủ đến bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề về giấc ngủ như: thiếu ngủ, lịch trình ngủ không ổn định, rối loạn giấc ngủ…có tác động tiêu cực đáng kể đến tình trạng kháng insulin và khả năng dung nạp glucose.[5, 9-11] Điều này khiến cho:

  • Những người khỏe mạnh có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường.
  • Tình trạng bệnh ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

Thiếu ngủ cũng là một trong những căn nguyên khiến bạn bị tăng cân, béo phì. Tăng cân, béo phì từ lâu đã được khoa học chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.[12-14] 

Không phải ngẫu nhiên mà thiếu ngủ-béo phì-tiểu đường, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, dường như có mối liên hệ mật thiết với nhau:

  • Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn khó kiểm soát cơn đói của mình mà còn “dụ dỗ” bạn lựa chọn những món ăn nhiều chất đường, chất béo hơn bình thường. Điều này rõ ràng là có tác động đáng kể lên cân nặng và đường huyết của bạn.
  • Tập thể dục thường xuyên luôn là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn nếu mắc bệnh. Khi chất lượng giấc ngủ kém, đi kèm với sự mệt mỏi là xu hướng ít vận động và tham gia vào các hoạt động thể chất hơn.
So 3

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Gián đoạn giấc ngủ do sự biến động của đường huyết

Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể cảm thấy không được thoải mái khi ngủ, làm tăng cảm giác khát và đi tiểu thường xuyên hơn (nhất là vào ban đêm) khiến giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn.[15-17]

Muc duong huyet

Ngược lại, nhịn ăn quá nhiều giờ hoặc uống thuốc trị tiểu đường không hợp lý có thể làm hạ đường huyết về đêm. Khi ngủ, bạn có thể khóc lóc hoặc gặp ác mộng, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc bối rối sau khi thức dậy, kèm theo triệu chứng mệt mỏi suốt cả ngày.[17, 18]

Các chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp

  • Chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea) khiến nhịp thở của một người thường xuyên bị gián đoạn trong khi ngủ. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, kháng insulin và tiểu đường tuýp 2 mà còn có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.[11, 17, 19, 20]
  • Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome: RLS) đặc trưng bởi sự khó chịu ở chân đi kèm với sự thôi thúc chuyển động chân, có thể cản trở việc đi vào giấc ngủ. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.[17, 21, 22]
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên tiểu đường (Peripheral Neuropathy) là dạng tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường, các triệu chứng của bệnh rất giống với RLS bao gồm tê, ngứa ran và đau ở tứ chi. Đây là loại bệnh thần kinh rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của họ.[17, 22, 23]

Để phòng ngừa cũng như kiểm soát tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường, ngoài việc quản lý cẩn thận lượng đường nạp vào cơ thể, chất lượng giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng cần được lưu tâm. 

Giấc ngủ ngon và đủ thời lượng khuyến nghị là rất cần thiết cho sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng. Hãy trân trọng giấc ngủ và áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ vào cuộc sống, biến giấc ngủ thành người bạn đồng hành giúp kiểm soát đường huyết của bạn.

Đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc bác sỹ nếu bạn nhận thấy các vấn đề về đường huyết cũng như giấc ngủ đang khiến cho sức khỏe của mình ngày một xấu đi.

Nguồn tham khảo

+ 20 nguồn

Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.

[1] 2021. Diabetes facts & figures. The International Diabetes Federation (IDF). Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.idf.org/aboutdiabetes/what-is-diabetes/facts-figures.html

[2] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “What Is Diabetes?”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes

[3] Centers for Disease Control and Prevention. “What is Diabetes?”. Cdc.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html

[4] Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. “Bệnh tiểu đường: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”. Suckhoedoisong.vn. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://suckhoedoisong.vn/benh-tieu-duong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-169192691.htm

[5] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “Insulin Resistance & Prediabetes”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/prediabetes-insulin-resistance

[6] Centers for Disease Control and Prevention. “Insulin Resistance and Diabetes”. Cdc.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.cdc.gov/diabetes/basics/insulin-resistance.html

[7] Nguyễn Hà. 25/12/2022. Kháng insulin ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ, điều trị thế nào?. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://suckhoedoisong.vn/khang-insulin-anh-huong-den-sinh-san-cua-phu-nu-dieu-tri-the-nao-169221224160642648.htm

[8] PGS.TS.Vũ Thị Thanh Huyền. 15/12/2021. Tiền đái tháo đường là gì, dùng thuốc nào để phòng ngừa bệnh tiến triển?. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://suckhoedoisong.vn/tien-dai-thao-duong-la-gi-dung-thuoc-nao-de-phong-ngua-benh-tien-trien-169211213135333023.htm

[9] M.Walker, “Ung thư, đau tim và cuộc sống ngắn hơn”, trong Sao chúng ta lại ngủ. Hà Nội: NXB Lao Động, 2017, tr. 245-248.

[10] Centers for Disease Control and Prevention. “Sleep for a Good Cause”. Cdc.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/diabetes-sleep.html

[11] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “The Impact of Poor Sleep on Type 2 Diabetes”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/professionals/diabetes-discoveries-practice/the-impact-of-poor-sleep-on-type-2-diabetes

[12] PGS. TS. Tạ Văn Bình. 13/9/2016. Béo phì: Căn nguyên của đái tháo đường và ung thư. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://suckhoedoisong.vn/beo-phi-can-nguyen-cua-dai-thao-duong-va-ung-thu-169122366.htm

[13] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “Type 2 Diabetes”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/type-2-diabetes

[14] Centers for Disease Control and Prevention. “Diabetes and Prediabetes”. Cdc.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.cdc.gov/chronicdisease/resources/publications/factsheets/diabetes-prediabetes.htm

[15] Bingqian Zhu, Laurie Quinn, Mary C Kapella, Ulf G Bronas, Eileen G Collins, Laurie Ruggiero, Chang G Park, Cynthia Fritschi. 09/2018. Relationship between sleep disturbance and self-care in adults with type 2 diabetes. National Library of Medicine. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29931420/

[16] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. 2016. Managing Diabetes. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes?dkrd=/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes/know-blood-sugar-numbers

[17] Anh Chi. 20/6/2022. Vì sao người bệnh tiểu đường thường xuyên mất ngủ?. Báo điện tử VnEpress. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-benh-tieu-duong-thuong-xuyen-mat-ngu-4477953.html

[18] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. 2021. Low Blood Glucose (Hypoglycemia). Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/low-blood-glucose-hypoglycemia

[19] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “Preventing Diabetes Problems”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems

[20] National Heart, Lung, and Blood Institute. “Sleep Apnea Research”. Nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.nhlbi.nih.gov/research/sleep-apnea

[21] National Institute of Neurological Disorders and Stroke. 2022. Restless Legs Syndrome Fact Sheet. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.ninds.nih.gov/restless-legs-syndrome-fact-sheet#3

[22] Dimitrios Anyfantakis, Fani Katsanikaki, and Emmanouil K. Symvoulakis. 22/7/2020. Diabetic neuropathy and restless legs syndrome: can a known chronic condition slow down our diagnostic way of thinking? A case report and a short literature overview. National Library of Medicine. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7418840/

[23] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “Peripheral Neuropathy”. Niddk.nih.gov. Truy cập vào 02/01/2023, từ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/nerve-damage-diabetic-neuropathies/peripheral-neuropathy

Chia sẻ bài viết