Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là một chứng rối loạn giấc ngủ mạn tính làm gián đoạn khả năng kiểm soát chu kỳ ngủ-thức của não. Người bệnh thường cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy nhưng lại nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ ngay sau đó.[1-7]
Chứng ngủ rũ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh vì nó có thể khiến họ bất đắc dĩ chìm vào giấc ngủ ngay cả khi đang thực hiện một hoạt động nào đó như lái xe, ăn uống hoặc nói chuyện, điều này khiến họ gặp khó khăn trong công việc và duy trì các mối quan hệ. Giấc ngủ của người bệnh cũng thường xuyên bị gián đoạn.
Các triệu chứng điển hình nhất của chứng ngủ rũ là:[1-7]
Nhìn chung, những người mắc chứng ngủ rũ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ có nhiều khả năng bị chấn thương hơn, chẳng hạn như ngủ quên khi đang lái xe, mất trương lực cơ khi đang nấu ăn…Họ thường xuyên phải kiểm soát cảm xúc của mình. Những điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy chán nản, trầm cảm…
Lưu ý rằng, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần được thực hiển bởi chuyên gia và bác sỹ. Chính vì vậy, hãy đi khám ngay nếu bạn hoặc những người xung quanh nhận thấy các dấu hiệu của chứng ngủ rũ.
Gồm có hai loại chính:[5, 6]
Một tình trạng được gọi là chứng ngủ rũ thứ phát có thể xảy ra do chấn thương ở vùng dưới đồi (Hypothalamus), vùng sâu trong não giúp điều hòa giấc ngủ. Ngoài việc gặp phải các triệu chứng điển hình của chứng ngủ rũ, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và ngủ trong thời gian dài (hơn 10 giờ) mỗi đêm.
Các nghiên cứu cho thấy, gần như tất cả những người mắc chứng ngủ rũ loại 1 đều có hàm lượng hypocretin (hay còn gọi là orexin) trong não cực kỳ thấp, đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp thúc đẩy sự tỉnh táo và điều hòa giấc ngủ REM.[1-7]
Mặc dù nguyên nhân của chứng ngủ rũ loại 1 vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng theo các chuyên gia, đây có thể là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố với nhau gây ra tình trạng thiếu hypocretin. Những yếu tố này bao gồm: rối loạn tự miễn (Autoimmune disorders), tiền sử gia đình và di truyền, chấn thương não…
Ở những người mắc chứng ngủ rũ loại 2, nồng độ hypocretin thường ở mức bình thường. Các nhà khoa học vẫn chưa thật sự chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định.
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn chứng ngủ rũ. Hầu hết những người mắc chứng ngủ rũ đều nhận thấy một số triệu chứng của họ thuyên giảm nhờ các phương pháp điều trị khác nhau bằng thuốc.[1-7]
Các bác sĩ cũng thường khuyên người bệnh nên sắp xếp thời gian để có thể chợp mắt (10–15 phút) hai hoặc ba lần một ngày, điều này giúp kiểm soát những cơn buồn ngủ quá mức. Bên cạnh đó, việc cải thiện các vấn đề về vệ sinh giấc ngủ cũng cần được quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách tổng thể, giúp người mắc dễ dàng chung sống với bệnh hơn.
Mặc dù việc điều trị bằng thuốc và những thay đổi về lối sống có thể giúp hầu hết người bệnh kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhưng họ vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điều này có thể khiến họ có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm.
Chính vì vậy, hãy trân trọng giấc ngủ và đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia và bác sỹ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh đang khiến cuộc sống của mình bị đảo lộn.
Nguồn tham khảo
+ 07 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] ThS. Đinh Hữu Uân. 12/3/2019. Nhận diện và chữa trị bệnh ngủ rũ. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 20/4/2024, từ https://suckhoedoisong.vn/nhan-dien-va-chua-tri-benh-ngu-ru-169141705.htm
[2] National Heart, Lung, and Blood Institute (U.S. Department of Health and Human Services – National Institutes of Health), Your Guide to Healthy Sleep. USA: NIH Publication No. 11-5271, 2011.
[3] M.Walker, “Những thứ phá hoại vào ban đêm”, trong Sao chúng ta lại ngủ. Hà Nội: NXB Lao Động, 2017, tr. 335-373.
[4] National Heart, Lung, and Blood Institute. “Narcolepsy”. Nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 20/4/2024, từ https://www.nhlbi.nih.gov/health/narcolepsy
[5] National Institute of Neurological Disorders and Stroke. “Narcolepsy”. ninds.nih.gov. Truy cập vào 20/4/2024, từ https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/narcolepsy?search-term=narcolepsy
[6] MedlinePlus. “Narcolepsy”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 20/4/2024, từ https://medlineplus.gov/genetics/condition/narcolepsy/
[7] Richard J. Schwab. 05/2022. Narcolepsy. Merck Manual Consumer Version. Truy cập vào 20/4/2024, từ https://www.merckmanuals.com/home/brain,-spinal-cord,-and-nerve-disorders/sleep-disorders/narcolepsy?query=narcolepsy