Rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức và những thông tin cần biết

So 1

Rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức là gì?

Rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức (Circadian Rhythm Sleep-Wake Disorders) là một nhóm các rối loạn giấc ngủ khiến nhịp sinh học của một người bị gián đoạn hoặc không đồng bộ với môi trường xung quanh và tác động tiêu cực đến giấc ngủ của họ.[1-6]

Cụ thể hơn, cơ thể cố gắng điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức theo các tín hiệu từ môi trường, chẳng hạn như: ánh sáng, lịch trình ăn uống và hoạt động thể chất…Khi chu kỳ ngủ-thức của một người bị gián đoạn và không đồng bộ với môi trường xung quanh, họ thường đi ngủ hoặc thức dậy vào những thời điểm không mong muốn. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ của họ bị suy giảm và gây ra nhiều tác hại.

So 2

Phân loại

Có 6 loại rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức:[1, 3, 5, 6]

Là một trong những loại rối loạn phổ biến nhất, khiến người mắc có thể đi ngủ và thức dậy muộn hơn nhiều so với bình thường hoặc so với mong muốn của họ. Thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Khiến một người có thể đi ngủ và thức dậy sớm hơn nhiều so với bình thường hoặc so với mong muốn của họ. Thường gặp ở người lớn tuổi. 

Khiến người mắc trải qua một lịch trình ngủ hỗn loạn và không có khuôn mẫu rõ ràng. Thay vì ngủ một giấc dài vào ban đêm, họ thường ngủ thành từng đợt ngắn, dàn trải vào những thời điểm không thể đoán trước. Thường có liên quan đến các chứng rối loạn thần kinh.

Khiến nhịp ngủ-thức của một người dần trì hoãn hơn so với lịch trình 24 giờ thông thường, nghĩa là thời điểm đi ngủ và thức dậy của họ sẽ muộn hơn một chút mỗi ngày. Thường xảy ra khi việc tiếp xúc với ánh sáng rất hạn chế và thường gặp ở những người bị mù hoàn toàn. 

Xảy ra khi một người di chuyển nhanh qua nhiều múi giờ bằng máy bay, khiến nhịp ngủ-thức phải mất thời gian để điều chỉnh theo lịch trình sáng-tối ở địa điểm mới. Trong thời gian này, họ có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc tỉnh táo vào những thời điểm không phù hợp. Càng di chuyển qua nhiều múi giờ thì Jet lag càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi di chuyển về phía Đông so với phía Tây.

Jet lag

Xảy ra khi lịch làm việc được sắp xếp vào khoảng thời gian ngủ bình thường như: ca đêm, ca sáng sớm và ca luân phiên. Việc buộc phải thức khi cơ thể muốn ngủ và ngủ khi cơ thể muốn tỉnh táo sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và gây ra nhiều hệ lụy.

Lam ca dem 1
So 3

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nhìn chung, gồm các triệu chứng sau:[1, 5]

  • Khó ngủ và/hoặc khó duy trì giấc ngủ.
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc trong ca làm việc.
  • Mất ngủ và nợ ngủ.
  • Cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức.
  • Khó duy trì sự tỉnh táo và khả năng tập trung.
  • Suy giảm khả năng phán đoán trong các tình huống rủi ro, chẳng hạn như khi lái xe…
  • Khó kiểm soát tâm trạng và cảm xúc.
  • Đau nhức, bao gồm cả đau đầu.
  • Vấn đề về dạ dày ở những người mắc jet lag.
So 4

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Như đã đề cập, rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức xảy ra khi chu kỳ ngủ-thức không đồng bộ với môi trường xung quanh. Có nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài, có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về giấc ngủ và làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này:[1, 3, 5]

Do những thay đổi trong não mà nhịp điệu và thời gian của chu kỳ ngủ-thức có thể thay đổi theo độ tuổi. Thanh thiếu niên có xu hướng đi ngủ muộn hơn người lớn một cách tự nhiên, điều này làm tăng nguy cơ mắc DSWPD. Ngược lại, người lớn tuổi thường đi ngủ và thức dậy sớm, điều này làm tăng nguy cơ mắc ASWPD. Người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mắc SWD và jet lag.

Những người làm ca đêm và ca luân phiên có nguy cơ cao mắc SWD. Jet lag thường gặp ở phi công, tiếp viên hàng không, vận động viên và những người thường xuyên đi công tác.

Chronotype hay xu hướng đi ngủ sớm hoặc muộn về mặt di truyền cũng có thể làm tăng khả năng mắc DSWPD/ ASWPD nếu điều đó khiến nhịp ngủ-thức của bạn không thể đồng bộ với môi trường xung quanh hoặc trách nhiệm xã hội. Những thay đổi trong gen kiểm soát nhịp sinh học, được gọi là gen đồng hồ sinh học, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn.

Cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức như: tự kỷ, một số tình trạng di truyền (hội chứng Smith-Magenis, hội chứng Angelman và bệnh Huntington…), các vấn đề về thị lực (mù lòa, thoái háo điểm vàng…), chấn thương não (chấn thương sọ não, đột quỵ, u não…), tình trạng sức khỏe tâm thần (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt…) và các bệnh lý thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson…).

Đàn ông có nhiều khả năng mắc ASWPD hơn phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ mắc rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức hơn ở một số giai đoạn nhất định của cuộc đời như khi mang thai, sau khi sinh con và mãn kinh.

Các vấn đề về vệ sinh giấc ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.

So 5

Điều trị và phòng ngừa

Nhìn chung, các phương pháp điều trị đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng, duy trì các khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ và hướng đến mục đích thiết lập lại nhịp điệu ngủ-thức của bạn sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn mà bác sỹ sẽ kết hợp áp dụng thêm các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:[1, 3, 5]

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng

Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng (Light therapy) để điều trị một số loại rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức. Với phương pháp này, người bệnh sẽ sắp xếp thời gian mỗi ngày để ngồi trước một hộp đèn (Light box), nơi tạo ra ánh sáng rực rỡ tương tự như ánh sáng mặt trời. Liệu pháp này có thể giúp điều chỉnh lượng melatonin mà cơ thể tạo ra để thiết lập lại chu kỳ ngủ-thức:

  • Để dịch chuyển thời gian ngủ và thức lên sớm hơn, hãy sử dụng hộp đèn khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Điều này cũng có thể giúp giảm buồn ngủ vào ban ngày. Phương pháp này có thể được sử dụng để giúp điều trị DSWPD, ISWRD và jet lag khi di chuyển về phía Đông.
  • Để dịch chuyển thời gian ngủ và thức xuống muộn hơn, hãy sử dụng hộp đèn vào chiều tối. Phương pháp này có thể được sử dụng để giúp điều trị ASWPD, SWD và jet lag khi di chuyển về phía Tây.

Melatonin và thuốc

Thuốc và Melatonin

Bổ sung melatonin là một phương pháp điều trị phổ biến khác. Thời gian sử dụng và liều lượng melatonin phù hợp sẽ được bác sỹ chỉ định phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn. Melatonin có thể được bác sỹ khuyên dùng để điều trị DSWPD, ISWRD, N24SWD…

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc đặc trị khác tùy vào những trường hợp cụ thể, ví dụ như: thuốc giúp tăng cường sự tỉnh táo, thuốc giúp dễ ngủ…

Các biện pháp phòng ngừa bổ sung

Tùy thuộc vào các giai đoạn cuộc sống hoặc công việc mà các chuyên gia đã bổ sung thêm một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ một người bị rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức:

  • Dành cho những cặp vợ chồng có con nhỏ: Khi chăm sóc trẻ vào ban đêm, hãy để đèn ở mức tối nhất có thể.
  • Dành cho người làm việc theo ca: Chợp mắt một chút trước khi vào ca đêm để hạn chế buồn ngủ khi làm việc. Duy trì lịch ngủ cố định, kể cả ngày nghỉ. Nếu có thể, hãy hạn chế tối đa việc xoay ca liên tục, để cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Dành cho những chuyến đi nhanh qua nhiều múi giờ:
  • Một vài ngày trước khi di chuyển, hãy bắt đầu điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức sao cho phù hợp với thời gian tại điểm đến bằng cách sử dụng ánh sáng mạnh để dịch chuyển thời gian ngủ thức, tương tự như liệu pháp ánh sáng đã mô tả ở trên.
  • Nếu có thể, trước một sự kiện quan trọng, hãy đến sớm vài ngày để có thời gian thích nghi với giờ địa phương. Cơ thể có thể điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi từ 1 đến 1,5 múi giờ mỗi ngày. Nên dành nhiều thời gian bên ngoài vì ánh sáng ngoài trời có thể rút ngắn các triệu chứng của jet lag.

Nếu đã được chẩn đoán mắc phải các chứng rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức, người bệnh cần chú ý theo dõi và tuân theo chương trình điều trị của bác sỹ. Những tác động tiêu cực của các chứng rối loạn này đến giấc ngủ có thể gây ra nhiều tác hại và khiến cuộc sống của một người bị đảo lộn. 

Hãy trân trọng giấc ngủ và đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia và bác sỹ nếu những vấn đề về giấc ngủ đang khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn tham khảo

+ 06 nguồn

Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.

[1] National Heart, Lung, and Blood Institute. “Circadian Rhythm Disorders”. Nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 03/5/2024, từ https://www.nhlbi.nih.gov/health/circadian-rhythm-disorders

[2] American Academy of Sleep Medicine. “The AASM International Classification of Sleep Disorders – Third Edition, Text Revision (ICSD-3-TR)”. Aasm.org. Truy cập vào 28/3/2024, từ https://aasm.org/clinical-resources/international-classification-sleep-disorders/

[3] American Academy of Sleep Medicine. “Circadian Rhythm Sleep Disorders”. Aasm.org. Truy cập vào 03/5/2024, từ https://aasm.org/resources/factsheets/crsd.pdf

[4] MedlinePlus. “Sleep Disorders”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 28/3/2024, từ https://medlineplus.gov/sleepdisorders.html

[5] Richard J. Schwab. 05/2022. Circadian Rhythm Sleep Disorders. Merck Manual Consumer Version. Truy cập vào 03/5/2024, từ https://www.merckmanuals.com/home/brain,-spinal-cord,-and-nerve-disorders/sleep-disorders/circadian-rhythm-sleep-disorders?query=Circadian%20Rhythm%20Sleep%20Disorder

[6] GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ. 12/8/2023. Những hiểu biết mới về Sinh lý giấc ngủ và Ứng dụng Lâm sàng. Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam. Truy cập vào 03/5/2024, từhttp://www.hoiyhocgiacnguvietnam.org.vn/index.php?option=com_attachments&task=download&id=304

Chia sẻ bài viết