Mahatma Gandhi
Anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ
Mỗi đêm, khi tôi đi ngủ, tôi chết. Và sáng hôm sau, khi tôi thức dậy, tôi như được tái sinh.
Giấc ngủ thường trở thành “vật hiến tế” đầu tiên khi cuộc sống trở nên bận rộn và áp lực. Những tác hại do thiếu ngủ gây ra đã chứng minh cho chúng ta thấy đây là một sai lầm. Đừng “hy sinh” giấc ngủ! Hãy biến giấc ngủ thành đồng minh cùng bạn vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Sau đây là 5 nguyên tắc tiền đề, là cơ sở ban đầu giúp bạn thay đổi và cải thiện giấc ngủ của mình từ suy nghĩ đến hành động:
Giấc ngủ quan trọng như thế nào?
Giấc ngủ chất lượng vào đúng thời điểm cũng cần thiết như hơi thở, thức ăn và nước uống. Chúng giúp ta tồn tại và phát triển, vì vậy, chúng trở nên vô giá và cần được trân trọng.
Giấc ngủ là nền tảng cho sự vận hành ổn định của các cơ quan như: não, tim, phổi…cũng như nhiều quá trình khác trong cơ thể như:[1-4]
Và sau gần 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, cứ mỗi hai giờ chúng ta thức để lưu trữ thông tin mới thì bộ não cần một giờ để ngủ, ngắt kết nối với thế giới bên ngoài nhằm tìm ra ý nghĩa và tầm quan trọng của các thông tin mới này.[3]
Không thể được sử dụng như một chiếc công tắc, giấc ngủ đến và đi một cách tự nhiên thậm chí quan trọng đến mức có thể xảy ra một cách tự động. Bạn không thể “nhịn” ngủ được lâu vì điều này đi ngược lại với tiến hóa và gây ra nhiều tác hại. Hãy trân trọng giấc ngủ của mình!
Sau khi đã nhận thức được và trân trọng những giá trị mà giấc ngủ mang lại, ưu tiên cho giấc ngủ là điều tiếp theo bạn nên làm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thường xuyên đặt giấc ngủ lên hàng đầu, hoặc ít nhất là cao hơn trong danh sách, khi đưa ra lựa chọn về những gì bạn muốn làm.
Ví dụ như: hạn chế những buổi tụ tập vào tối muộn, gác lại những bộ phim hay vào giờ ngủ, nói không với thuốc lá, đồ uống có cồn…buông bỏ những thứ bạn thực sự thích hoặc thậm chí phải đối diện với áp lực từ những người xung quanh để dành thời gian cho giấc ngủ. Điều này quả thật không dễ dàng!
Trước khi so sánh thiệt hơn để đưa ra quyết định, bạn cần nhớ rằng, để có sức khỏe tốt, cả về thể chất lẫn tinh thần thì giấc ngủ giữ vai trò không thể thay thế. Phần còn lại tùy thuộc vào việc bạn đặt sức khỏe nằm ở vị trí nào trong danh sách ưu tiên?
Tất nhiên sẽ có lúc khó khăn đến từ hoàn cảnh: bạn làm việc theo ca, bạn có con nhỏ, bạn mắc các chứng rối loạn giấc ngủ…Chính lúc này, khi mất quyền kiểm soát giấc ngủ, bạn (nhiều khả năng đang thèm ngủ) mới cảm nhận được sự cần thiết của việc ưu tiên giấc ngủ khi có cơ hội.
Vì vậy, nguyên tắc thứ hai là về việc đưa ra các cam kết và thiết lập các hành vi để tạo ra không gian cần thiết cho giấc ngủ trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Sau khi đọc đến đây, hy vọng bạn đã thêm yêu giấc ngủ của mình và đang nghĩ đến những hành động mà bạn có thể thực hiện để cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên, tương tự như các nhu cầu cá nhân khác (sở thích, tình cảm…) giấc ngủ là khác nhau giữa người với người, những quy tắc ngủ của người này không thể áp dụng hoàn toàn cho người khác.
Chính vì vậy, điều tiếp theo bạn cần làm là tìm hiểu bản chất, những nhu cầu về giấc ngủ của bản thân và dựa vào đó để lên kế hoạch thực hiện các hành động đáp ứng. Đây chính là nội dung của nguyên tắc thứ 3: cá nhân hóa giấc ngủ.
Có rất nhiều khía cạnh của giấc ngủ mà bạn có thể tìm hiểu:
Hiểu được giấc ngủ và cá nhân hóa giấc ngủ bằng một loạt những hành động dựa trên những thông tin mà bạn thu thập được chính là nội dung cốt lõi của nguyên tắc thứ ba mà bạn cần ghi nhớ.
Bạn có thể bảo vệ, cải thiện giấc ngủ của mình bằng cách phòng tránh hoặc ngăn chặn những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc trải nghiệm trọn vẹn giấc ngủ. Các yếu tố nguy cơ này có thể bắt nguồn từ lối sống hoặc môi trường sống và có thể được kiểm soát nhờ vào việc thực hành các nguyên tắc về vệ sinh giấc ngủ.
Không dừng lại ở đó, việc cải thiện giấc ngủ còn có thể bao gồm nhiều thay đổi khác dựa trên những thông tin mà bạn thu thập được về nhu cầu ngủ của mình, ví dụ như:
Tuy nhiên, đừng nóng vội, thực hiện thay đổi một cách chậm rãi, từng chút một. Điều này giúp cho mô hình giấc ngủ của bạn được ổn định, tối ưu và cũng giúp bạn có thêm thời gian để thích nghi.
Hãy hành động để bảo vệ và cải thiện giấc ngủ!
Sau quá trình tìm hiểu và thực hiện một loạt các hành động cũng như thử nghiệm để bảo vệ và cải thiện giấc ngủ, việc còn lại bạn phải làm chính là tin tưởng rằng giấc ngủ của mình sẽ đi vào một khuôn mẫu tốt và phù hợp.
Bạn cần ghi nhớ hai điều:
Hãy tin tưởng rằng bạn sẽ tìm thấy một mô hình phù hợp cho giấc ngủ của mình!
Cuộc sống đầy rẫy những áp lực khiến việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ trở nên rất khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm ra giải pháp, bởi giấc ngủ là vô giá, là liều thuốc chữa lành và phục hồi tuyệt vời của tạo hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ, hãy bắt đầu áp dụng 5 nguyên tắc trên vào việc cải thiện giấc ngủ từ suy nghĩ đến hành động. Một cuộc sống tươi đẹp với một giấc ngủ ngon làm nền tảng chính là phần thưởng vô giá cho sự nỗ lực của bạn.
Nguồn tham khảo
+ 04 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] Mental Health Foundation. “Taking Sleep Seriously: Sleep and our mental health”. mentalhealth.org.uk. Truy cập vào 06/6/2023, từ https://www.mentalhealth.org.uk/explore-mental-health/publications/taking-sleep-seriously
[2] National Institute of Neurological Disorders and Stroke. “Brain Basics: Understanding Sleep”. ninds.nih.gov. Truy cập vào 06/6/2023, từ https://www.ninds.nih.gov/health-information/public-education/brain-basics/brain-basics-understanding-sleep
[3] A. Zadra và R. Stickgold, “Sleep-Just a Cure for Sleepiness”, trong When Brains Dream: Exploring the Science and Mystery of Sleep, Kindle Edition. New York, NY, USA: W. W. Norton & Company, 2021, ch. 5, tr. 56-75.
[4] National Heart, Lung and Blood Institute. “Why Is Sleep Important?”. nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 06/6/2023, từ https://www.nhlbi.nih.gov/health/sleep/why-sleep-important#:~:text=During%20sleep%2C%20your%20body%20is,long%2Dterm)%20health%20problems.