Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ và/hoặc không thể duy trì giấc ngủ mặc dù người bệnh có nhiều thời gian và điều kiện thuận lợi để ngủ. Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến họ thường bị thiếu ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Điều này có thể gây ra nhiều tác hại.[1-6]
Những triệu chứng phổ biến khi bạn bị mất ngủ bao gồm:[1, 2, 5]
Gồm hai loại:[1, 2, 5]
Các nhà nghiên cứu đã xác định được những yếu tố khiến một người có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn ở:[1, 2, 3, 5]
Việc phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ thường được bắt đầu bằng những khuyến nghị giúp cải thiện các vấn đề về vệ sinh giấc ngủ. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng và tiến triển của bệnh mà bác sỹ sẽ bổ sung thêm các biện pháp điều trị đặc hiệu như:[1, 2, 3, 5]
Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (Cognitive behavioral therapy for insomnia: CBT-I)
Đây là kế hoạch điều trị kéo dài từ 6 đến 8 tuần để giúp người bệnh học cách chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và kéo dài giấc ngủ được lâu hơn. Các chuyên gia coi đây là phương pháp điều trị ban đầu hiệu quả nhất cho chứng mất ngủ mạn tính. CBT-I có thể được thực hiện bởi bác sĩ, y tá hoặc nhà trị liệu; bạn có thể làm điều đó trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Bao gồm các phần sau:
Kê đơn thuốc
Trong trường hợp áp dụng CBT-I thất bại hoặc bệnh nhân không tham gia được CBT-I, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp điều trị mất ngủ:
Liệu pháp ánh sáng
Bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên sử dụng liệu pháp ánh sáng để thiết lập và duy trì chu kỳ ngủ-thức của mình. Với phương pháp điều trị này, bạn sẽ sắp xếp thời gian mỗi ngày để ngồi trước một hộp đèn nhân tạo, nơi tạo ra ánh sáng rực rỡ tương tự như ánh sáng mặt trời.[5]
Bạn cũng cần biết rằng, việc điều trị chứng mất ngủ cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và bất kỳ yếu tố cụ thể nào góp phần khiến họ mất ngủ. Nếu chứng mất ngủ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc trầm cảm, thì việc điều trị các vấn đề đó thường giúp cải thiện giấc ngủ.
Mất ngủ nghịch lý (Paradoxical insomnia) là tình trạng nhận thức sai trạng thái giấc ngủ. Tình trạng này khiến một người cảm thấy họ không thể có được một giấc ngủ ngon, mặc dù bản thân họ đã trải qua một giấc ngủ trọn vẹn và lành mạnh khi được theo dõi bởi các chuyên gia.[4]
Người bệnh thường được áp dụng các biện pháp điều trị tương tự khi mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật (Illness anxiety disorder), hay còn được gọi là rối loạn nghi bệnh (Hypochondriacal disorder). Các liệu pháp nhận thức hành vi nêu trên cũng có thể được áp dụng.
Nhìn chung, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học để làm sáng tỏ thêm những nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như các phương pháp điều trị tiềm năng.[7]
Cái chết là không thể tránh khỏi với những ai không may mắc phải chứng bệnh mất ngủ di truyền gây chết người (Fatal Familial Insomnia: FFI). Sau nhiều tháng không thể ngủ, người bệnh bị suy giảm nhận thức kèm theo những rối loạn về hành vi, tâm trạng, chức năng vận động và kết thúc bằng cái chết. [4, 8-10]
Bệnh thường tiến triển qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Toàn bộ quá trình từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi tử vong kéo dài trung bình khoảng 18 tháng,[10] mặc dù ở một số người, nó có thể kéo dài ít nhất là 7 tháng hoặc lâu nhất là 73 tháng.[8]
Căn bệnh cực kỳ hiếm gặp này có tính di truyền và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nào.
Việc xây dựng, áp dụng và duy trì những khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ là rất cần thiết trong việc phòng ngừa cũng như ngăn ngừa chứng mất ngủ quay trở lại sau khi điều trị.
Hãy trân trọng giấc ngủ và đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp đến từ các bác sỹ hoặc chuyên gia, nếu bạn nhận thấy những vấn đề về giấc ngủ đang khiến cho sức khỏe và cuộc sống của mình ngày một xấu đi.
Nguồn tham khảo
+ 10 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] BS.Trần Thị Bích Liên. 07/5/2023. Mất ngủ: Nguyên nhân, phân loại và các phương pháp điều trị.Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://suckhoedoisong.vn/mat-ngu-nguyen-nhan-phan-loai-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-169230506154120873.htm#:~:text=Mất%20ngủ%20là%20một%20rối,nhất%20ba%20lần%20mỗi%20tuần
[2] MedlinePlus. “Insomnia”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://medlineplus.gov/insomnia.html
[3] National Heart, Lung, and Blood Institute (U.S. Department of Health and Human Services – National Institutes of Health), Your Guide to Healthy Sleep. USA: NIH Publication No. 11-5271, 2011.
[4] M.Walker, “Những thứ phá hoại vào ban đêm”, trong Sao chúng ta lại ngủ. Hà Nội: NXB Lao Động, 2017, tr. 335-373.
[5] National Heart, Lung, and Blood Institute. “Insomnia”. Nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 02/4/2024, từhttps://www.nhlbi.nih.gov/health/insomnia
[6] American Psychiatric Association. “What are Sleep Disorders?”. psychiatry.org. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://www.psychiatry.org/patients-families/sleep-disorders/what-are-sleep-disorders#:~:text=Sleep%20disorders%20(or%20sleep%2Dwake,%2C%20anxiety%2C%20or%20cognitive%20disorders.
[7] Leeba Rezaie, Aaron D Fobian, William Vaughn McCall, Habibolah Khazaie. 06/01/2018. Paradoxical insomnia and subjective-objective sleep discrepancy: A review. National Library of Medicine. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6292246/
[8] Brian Appleby. 11/2022. Fatal insomnia. Merck Manual Professional Version. Truy cập vào 14/5/2023, từ https://www.merckmanuals.com/professional/neurologic-disorders/prion-diseases/fatal-insomnia
[9] Minh Ngọc. 27/6/2010. Chứng bệnh mất ngủ gây chết người. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://suckhoedoisong.vn/chung-benh-mat-ngu-gay-chet-nguoi-16934727.htm
[10] Zalan Khan, Pradeep C. Bollu. 01/2023. Fatal familial insomnia. In StatPearls. StatPearls Publishing. Truy cập vào 02/4/2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29489284/