Ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) là một chứng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Tình trạng này khiến hơi thở của một người ngừng lại trong thời gian ngắn hoặc trở nên rất nông khi ngủ. Thời gian ngừng thở mỗi lần thường kéo dài từ 10–120 giây với tần suất từ 20–30 lần hoặc hơn trong mỗi giờ ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm vì nó ngăn cơ thể bạn nhận đủ oxy.[1-5]
Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ hiếm khi dành đủ thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và phục hồi. Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến họ thường bị thiếu ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm nồng độ oxy trong máu trong thời gian ngắn khi ngủ có tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, học tập và ghi nhớ khi thức. Chất lượng giấc ngủ suy giảm kết hợp cùng với sự sụt giảm không liên tục của lượng oxy trong máu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, béo phì, tiểu đường…
Gồm hai loại:[1, 4, 5]
Ngoài ra, một số người gặp phải các triệu chứng của cả CSA và OSA, một tình trạng gọi là ngưng thở khi ngủ hỗn hợp.
Người bệnh thường không tự nhận thức được rằng họ bị ngừng thở khi ngủ, những người xung quanh có thể cảnh báo họ về một số dấu hiệu như:[1-5]
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn có một vài dấu hiệu giúp người bệnh phần nào nhận biết được và chủ động tìm kiếm sự trợ giúp, cụ thể như:
Lưu ý rằng, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần phải được các bác sỹ xác nhận bằng việc theo dõi giấc ngủ qua đêm. Điều này sẽ phát hiện những lần ngừng thở, thức giấc và sự sụt giảm không liên tục của nồng độ oxy trong máu.
Ngưng thở tắc nghẽn (OSA)
Bất kỳ các yếu tố nào khiến cho đường thở bị thu hẹp hoặc thư giãn quá mức khi ngủ đều làm gia tăng nguy cơ mắc OSA:[1, 4-6]
Ngưng thở trung ương (CSA)
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:[1, 4, 5, 7]
Việc phòng ngừa và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ thường được bắt đầu bằng những khuyến nghị giúp cải thiện các vấn đề về cân nặng, tư thế ngủ (nằm nghiêng giúp đường thở thông thoáng hơn) và vệ sinh giấc ngủ. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng và tiến triển của bệnh mà bác sỹ sẽ bổ sung thêm các biện pháp điều trị đặc hiệu như sau:[1, 4-7]
Ngưng thở tắc nghẽn (OSA)
Ngưng thở trung ương (CSA)
Mặc dù thường gặp ở người lớn nhưng chứng ngưng thở khi ngủ vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Ở người trẻ tuổi, OSA phổ biến hơn nhiều so với CSA. Có khoảng 1% đến 5% trẻ em mắc OSA.[8, 10]
Trẻ em mắc OSA có thể không bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày như ở người lớn. Thay vào đó, trẻ thường có các biểu hiện như: hiếu động thái quá, gặp khó khăn trong việc tập trung và học tập hoặc có các vấn đề về hành vi.[3-5]
Ngáy cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em mắc OSA. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, đái dầm hoặc mộng du. Trẻ em bị OSA nghiêm trọng nếu không được điều trị có thể gặp vấn đề về tăng trưởng và phát triển.
Đối với nhiều trẻ, OSA là do amidan và adenoid bị sưng to. Chính vì vậy, việc phẫu thuật cắt bỏ các mô này có thể là một lựa chọn điều trị.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ khi mang thai, trong và sau thời kỳ mãn kinh do những thay đổi về hormone. So với nam giới, các triệu chứng ngưng thở khi ngủ có thể khác ở phụ nữ, họ thường có các triệu chứng sau:[4]
Bởi vì phụ nữ có thể không có triệu chứng ngưng thở khi ngủ điển hình là ngáy, nên họ có thể không nghĩ rằng mình mắc phải tình trạng này. Chính vì vậy, việc chẩn đoán chính xác cần phải được các bác sỹ xác nhận bằng việc theo dõi giấc ngủ qua đêm.
Khi mang thai, những thay đổi ở đường hô hấp trên hoặc cách não kiểm soát hơi thở sẽ làm phụ nữ tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chứng ngưng thở khi ngủ thường nghiêm trọng hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ và có thể cải thiện sau khi sinh con. Phụ nữ mang thai lớn tuổi hoặc béo phì có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ cần lên lịch kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng việc điều trị của bạn đang có hiệu quả và liệu bạn có bất kỳ biến chứng nào không.
Như đã đề cập, đây là môt chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm vì nó không chỉ khiến người bệnh bị thiếu ngủ mà còn khiến cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Hãy trân trọng giấc ngủ, duy trì cân nặng lành mạnh, áp dụng và duy trì các khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
Đừng chần chừ tìm kiếm sự trợ giúp đến từ chuyên gia và bác sỹ nếu bạn nhận thấy những vấn đề về giấc ngủ đang khiến sức khỏe và cuộc sống của mình trở nên tồi tệ.
Nguồn tham khảo
+ 10 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ. 28/11/2017. Hội chứng ngưng thở khi ngủ. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-169138898.htm
[2] MedlinePlus. “Sleep Apnea”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://medlineplus.gov/sleepapnea.html
[3] National Heart, Lung, and Blood Institute (U.S. Department of Health and Human Services – National Institutes of Health), Your Guide to Healthy Sleep. USA: NIH Publication No. 11-5271, 2011.
[4] National Heart, Lung, and Blood Institute. “Sleep Apnea”. Nhlbi.nih.gov. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://www.nhlbi.nih.gov/health/sleep-apnea
[5] Kingman P. Strohl. 10/2022. Sleep Apnea. Merck Manual Consumer Version. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://www.merckmanuals.com/home/lung-and-airway-disorders/sleep-apnea/sleep-apnea
[6] MedlinePlus. “Obstructive sleep apnea – adults”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://medlineplus.gov/ency/article/000811.htm
[7] MedlinePlus. “Central sleep apnea”. Medlineplus.gov. Truy cập vào 10/4/2024, từhttps://medlineplus.gov/ency/article/003997.htm
[8] Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh. “Dụng cụ miệng chống ngưng thở lúc ngủ ở người lớn”. hoihohaptphcm.org. Truy cập vào 10/4/2024, từ http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/benh-nhan/463-dung-cu-mieng-chong-ngung-tho-luc-ngu-o-nguoi-lon#:~:text=Dụng%20cụ%20miệng%20là%20các,dụng%20cụ%20miệng%20khác%20nhau.
[9] Constantin, E., Brouillette, R. T. 18/02/2022. Congenital central hypoventilation syndrome and other causes of sleep-related hypoventilation in children. In R. D. Chervin (Ed.). UpToDate. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://www.uptodate.com/contents/congenital-central-hypoventilation-syndrome-and-other-causes-of-sleep-related-hypoventilation-in-children
[10] Paruthi, S. 15/4/2022. Evaluation of suspected obstructive sleep apnea in children. In R. D. Chervin. (Ed.). UpToDate. Truy cập vào 10/4/2024, từ https://www.uptodate.com/contents/evaluation-of-suspected-obstructive-sleep-apnea-in-children