Chúng ta không thể có được một cuộc sống bình thường nếu thiếu đi trí nhớ. Trí nhớ là nền tảng cho quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, để rồi từ những điều đã biết con người khám phá ra những điều chưa biết, hướng tới sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ đã được nghiên cứu từ hơn 100 năm trước.[1] Giấc ngủ, qua khám phá của các nhà khoa học, đã chứng minh được những ích lợi quan trọng của mình đối với trí nhớ.
Bài viết sau đây giúp bạn đọc hiểu thêm về mối liên hệ này, từ đó khuyến khích mọi người quan tâm đến việc xây dựng một lối sống lành mạnh hơn cho trí nhớ, bao gồm cả một giấc ngủ ngon.

Có ba quá trình chính đặc trưng cho cách thức hoạt động của trí nhớ bao gồm:[1][2][3]

Sau gần 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cứ mỗi hai giờ chúng ta thức để lưu trữ thông tin mới thì bộ não cần một giờ để ngủ, ngắt kết nối với thế giới bên ngoài nhằm tìm ra ý nghĩa và tầm quan trọng của các thông tin mới này.[4]
Có thể thấy, quá trình ghi nhớ/mã hóa và tái hiện/truy xuất diễn ra thường xuyên hơn khi một người đang thức. Chính vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, giấc ngủ giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình giữ gìn/củng cố thông tin, góp phần hình thành nên trí nhớ dài hạn.
Mặc dù vậy, do có sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình nên giấc ngủ chất lượng sẽ giúp tăng cường và hỗ trợ trí nhớ một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

Tóm lại, giấc ngủ hỗ trợ quá trình thuyên chuyển có chọn lọc những thông tin và kiến thức mà bạn thu thập được khi thức vào kho lưu trữ của bộ nhớ dài hạn. Điều này giúp giải phóng bộ nhớ ngắn hạn, duy trì khả năng học hỏi, tiếp thu những thông tin và kiến thức mới cũng như tăng tốc quá trình truy xuất dữ liệu của não bộ. Chính vì vậy, thiếu ngủ có tác động rất tiêu cực đến trí nhớ.

Giấc ngủ NREM

A: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ NREM, đặc biệt là giai đoạn N3 (giai đoạn ngủ sâu, sóng chậm), có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến quá trình giữ gìn/củng cố trí nhớ. [1][5, tr. 156-191][7-10]
B: Các kỹ năng có liên quan đến trí nhớ vận động như: đạp xe, bơi lội, chơi thể thao, chơi đàn…cũng được củng cố và cải thiện trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn N2 của giấc ngủ NREM.[1, 4, 10]
C: Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn thử nghiệm thành công việc sử dụng các đặc tính của giấc ngủ NREM vào những mục đích có lợi cho trí nhớ như:
Giấc ngủ REM
Các nhà khoa học tin rằng giấc ngủ REM cũng có vai trò quan trọng đối với trí nhớ. Tuy nhiên, do những khó khăn trong quá trình thử nghiệm đối với giấc ngủ REM nên vai trò của giấc ngủ REM đối với trí nhớ, đặc biệt là quá trình giữ gìn/củng cố, vẫn cần được nghiên cứu thêm.[10, 11]
Mặt khác, những nghiên cứu gần đây đã khẳng định được vai trò của giấc ngủ REM và giấc mơ như một cầu nối giúp liên kết các ký ức và thông tin thu thập được theo những cách không thể ngờ tới. Có thể nói, giấc ngủ REM là giấc ngủ của sự sáng tạo. Bên cạnh đó, giấc ngủ REM cũng giúp bạn xử lý những ký ức cảm xúc và hỗ trợ điều chỉnh cường độ của cảm xúc.[5, tr. 156-191][8, 10]


Thiếu ngủ không chỉ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và khả năng học tập của một người. Cụ thể như sau:

Bên cạnh đó, trí nhớ có xu hướng suy yếu khi mọi người già đi và là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có mối liên hệ giữa sự suy giảm trí nhớ và những vấn đề về giấc ngủ ở người lớn tuổi.[13][14]
Giấc ngủ quá quan trọng đối với trí nhớ. Giấc ngủ chất lượng giúp toàn bộ quá trình cả trước và sau khi học tập, tiếp thu những thông tin mới đạt được hiệu quả tối đa.
Chính vì vậy, hãy ngủ đủ giấc, tận dụng những giấc ngủ ngắn và áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ vào cuộc sống, biến giấc ngủ thành người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất. Các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên cần đặc biệt ưu tiên giấc ngủ vì những kiến thức được tiếp thu ở lứa tuổi này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai về sau.
Bạn cũng đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc bác sỹ nếu nhận thấy các vấn đề về trí nhớ cũng như giấc ngủ đang khiến cho cuộc sống của mình gặp nhiều khó khăn.
Nguồn tham khảo
+ 14 nguồn
Nội dung tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín như: sách, các trang web của chính phủ (.gov), các cơ sở dữ liệu về khoa học (PubMed, Uptodate…) và các trang tin điện tử chính thống.
[1] Björn Rasch and Jan Born. 2013. About Sleep’s Role in Memory. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3768102/
[2] GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn, TS. Nguyễn Văn Lũy và TS. Đinh Văn Vang, Giáo trình Tâm lý học đại cương, In lần thứ 6. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm, 2007, tr. 177-194.
[3] Lauralee Sherwood, Human Physiology: From Cells to Systems, Ninth Edition. Boston, USA: Cengage Learning, 2016, pp. 157-163.
[4] A. Zadra and R. Stickgold, “Sleep-Just a Cure for Sleepiness”, in When Brains Dream: Exploring the Science and Mystery of Sleep, Kindle Edition. New York, NY, USA: W. W. Norton & Company, 2021, Ch. 5, pp. 56-75.
[5] M.Walker, Sao chúng ta lại ngủ. Hà Nội: NXB Lao Động, 2017.
[6] National Institute of Neurological Disorders and Stroke. “Brain Basics: Understanding Sleep”. ninds.nih.gov. Truy cập vào 17/6/2023, từ https://www.ninds.nih.gov/health-information/public-education/brain-basics/brain-basics-understanding-sleep
[7] Ken A. Paller, Jessica D. Creery and Eitan Schechtman. 2020. Memory and Sleep: How Sleep Cognition Can Change the Waking Mind for the Better. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7983127/#R158
[8] NIH News in Health. 2013. Sleep On It. How Snoozing Strengthens Memories. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://newsinhealth.nih.gov/2013/04/sleep-it
[9] Matthew P. Walker, Ph.D. 2009. The Role of Slow Wave Sleep in Memory Processing. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2824214/
[10] Sandra Ackermann, Björn Rasch. 02/2014. Differential effects of non-REM and REM sleep on memory consolidation?. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24395522/
[11] Richard Boyce, Sylvain Williams, Antoine Adamantidis. 2017. REM sleep and memory. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28544929/
[12] Robbert Havekes, Ted Abel. 2017. The tired hippocampus: the molecular impact of sleep deprivation on hippocampal function. National Library of Medicine. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28242433/
[13] Meghan Mott, Ph.D. 2013. Sleep and Memory in the Aging Brain. National Institutes of Health. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/sleep-memory-aging-brain
[14] Bryce A Mander, Vikram Rao, Brandon Lu, Jared M Saletin, John R Lindquist, Sonia Ancoli-Israel, William Jagust, Matthew P Walker. 03/2013. Prefrontal atrophy, disrupted NREM slow waves and impaired hippocampal-dependent memory in aging. National Institutes of Health. Truy cập vào 05/02/2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4286370/